Thủ tục xin visa Ấn Độ

Visa Ấn Độ có 2 loại, evisa và visa dán trên hộ chiếu. Cùng với nhiều mục đích khác nhau, thì hồ sơ cũng khác nhau. Tuy vậy, về cơ bản thì bạn vẫn phải chuẩn bị một số tài liệu sau:

  1. Chứng từ chứng minh nhân thân

Chứng minh nhân thân là thủ tục bắt buộc khi bạn muốn xin visa đi Ấn Độ. Các giấy tờ mà bạn cung cấp sẽ có thể giúp bạn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chính phủ Ấn Độ nếu gặp vấn đề khi đang đi du lịch tại đây.

Hồ sơ chứng minh nhân thân bao gồm:

– Tờ khai xin visa

– 2 ảnh thẻ chụp chân dung không quá 3 tháng, kích thước 5x5cm, nền trắng, tóc được vuốt lên cao, thấy rõ mặt và hai bên tai, không mang kính.

– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng và còn trang trắng để đóng dấu visa (Nếu có hộ chiếu cũ thì phải nộp cùng với hồ sơ)

– Bản sao sổ hộ khẩu, căn cước công dânthư, giấy khai sinh có chứng thực.

  1. Chứng từ chứng minh nghề nghiệp

Nghề nghiệp ổn định với mức lương tốt là yếu tố cần thiết để đảm bảo bạn sẽ quay lại Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi. Tùy theo công việc của mình mà bạn sẽ cần cung cấp các loại giấy tờ chứng minh khác nhau. Dưới đây là thông tin cụ thể:

– Người lao động: Giấy phân bổ chức vụ hoặc hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (được công ty xác nhận), đơn xin nghỉ phép đi du lịch.

– Chủ doanh nghiệp: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, hơn đơn nộp thuế trong 3 tháng gần nhất, số dư tài khoản của công ty (được ngân hàng xác nhận).

– Học sinh/sinh viên: thẻ học sinh/sinh viên, giấy xin phép nghỉ học để đi du lịch Ấn Độ được nhà trường đồng ý.

– Người đã nghỉ hưu: Thẻ hưu trí, sổ nhận lương hưu, sổ hưu trí (có xác nhận của địa phương).

  1. Chứng từ chứng minh tài chính

– Bản sao kê sổ tiết kiệm có ít nhất 4.000 USD và phải gửi ít nhất 3 tháng tính tới ngày nộp đơn.

-Các loại giấy tờ sở hữu tài sản khác như: trái phiếu, cổ phiếu, giấy chứng minh quyền sử dụng đất, giấy tờ xe ô tô,… (nếu có).

  1. Giấy tờ lịch trình chuyến đi

Để chứng tỏ bản thân nhập cảnh vào Ấn Độ là để đi du lịch hợp pháp và có kế hoạch từ trước, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Lịch trình đi tại Ấn Độ chi tiết (đi đâu, ở đâu, ăn gì, thời gian bao lâu,…)

– Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn tại Ấn Độ

Nếu doanh nghiệp, tổ chức có thắc mắc về thủ tục hồ sơ xin Visa Ấn Độ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Với kinh nghiệm của mình, Vista là đơn vị dịch vụ visa hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

Vui lòng liên hệ số điện thoại : +84903103889 (zalo/viber) hoặc Mail: info@vistalawvn.com

Người nước ngoài làm việc trên 03 tháng tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động. Với kinh nghiệm của mình, Vista sẽ tư vấn rõ các điều kiện và giấy tờ cụ thể phù hợp để làm giấy phép lao động nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật khi được cấp giấy phép lao động thì được quyền cấp thẻ tạm trú dài hạn theo thời hạn của giấy phép lao động.

Nhà đầu tư nước ngoài gốp vốn trên 3 tỷ đồng thì thuộc diện cấp thẻ tạm trú diện đầu tư. Người nước ngoài cần chứng minh vốn góp vào công ty Việt bằng giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh thể hiện giá trị vốn góp.

Khi người nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú, thì được quyền bảo lãnh xin thẻ tạm trú cho vợ và con chưa thành niên ở Việt Nam để đảm bảo quyền cư trú, làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam.

Người nước ngoài nếu vào Việt Nam ngắn hạn làm việc, thì xin visa thương mại là lựa chọn phù hợp. Hết thời hạn visa, người nước ngoài chưa hoàn thành công việc và muốn tiếp tục ở lại thì tiến hành gia hạn visa.

Tư vấn dịch vụ (zalo/viber)
0902.943.889 0903.103.889

Các dịch vụ của chúng tôi